Tiếng ViệtTiếng Anh
Nền trang con

Tin tức hoạt động

Tin tức hoạt động

Tàu biển, máy bay hiệp đồng cứu nạn tàu dầu Singapore bị cháy gần cảng Đà Nẵng

Tình huống giả định triển khai Hiệp định đa phương ASEAN về Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) hàng hải và hàng không khu vực miền Trung.

Ngày 25/10, tại Hội nghị triển khai, tuyên truyền và phổ biến Hiệp định đa phương ASEAN về TKCN hàng hải, hàng không do Bộ GTVT tổ chức ở Đà Nẵng, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (VIET NAM MRCC) đưa ra tình huống giả định để diễn tập.


Áp dụng hiệu quả Hiệp định đa phương ASEAN về cứu nạn hàng hải, hàng không
 - Ảnh 1.

Ông Trần Việt Hà, Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ GTVT) phát biểu tại hội nghị

Theo đó giả định, lúc 13h30, tàu dầu quốc tịch Singapore trọng tải 10.000 DTW, trên tàu có 15 thuyền viên khởi hành từ Đà Nẵng đi Sinapore.

Khi cách cảng Đà Nẵng khoảng 30 hải lý, tàu bị cháy buồng máy. Thuyền trưởng yêu cầu cứu nạn khẩn cấp do đám cháy không được kiểm soát và 6 thủy thủ đã bị thương nặng trong khi cố gắng thoát ra khỏi buồng máy đang cháy.

Nhận thông tin, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (VIET NAM MRCC) đã báo cáo cấp trên và điều động tàu SAR 412 đi cứu nạn và làm chỉ huy hiện trường.


Áp dụng hiệu quả Hiệp định đa phương ASEAN về cứu nạn hàng hải, hàng không
 - Ảnh 2.

Các đại biểu trao đổi thông tin tại hội nghị

Đồng thời, đề nghị Công ty Thông tin điện tử hàng hải (Vishipel) phát thông báo hàng hải huy động các phương tiện hoạt động trên biển gần khu vực tàu bị nạn tham gia cứu nạn, chữa cháy.

Đề nghị Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng không sẵn sàng xây dựng phương án, kế hoạch bay cứu nạn bằng đường hàng không.

Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành lập sở chỉ huy tiền phương chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn.

Đề nghị Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT, TKCN) và phòng thủ dân sự TP Đà Nẵng và các cơ quan, đơn vị liên quan kịp thời chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương như Hải quân, Cảnh sát Biển, Bộ đội biên phòng, Công an, Bệnh viện C Đà Nẵng, Trung tâm y tế 115 Đà Nẵng sẵn sàng chữa cháy, cứu nạn, đảm bảo an toàn, an ninh, phòng chống ô nhiễm môi trường trên biển.

Đến 14h, cơ quan chức năng phụ trách cứu nạn trên biển của Singapore, Thái Lan, Malaysia, Myanmar đề nghị VIET NAM MRCC chia sẻ thông tin và kế hoạch TKCN.

VIET NAM MRCC đã gọi điện thoại, gửi email, văn bản đến các cơ quan TKCN của các nước có tàu, thuyền viên bị nạn để cung cấp thông tin, đồng thời đề nghị cung cấp thêm thông tin về chủ tàu, thuyền viên bị nạn.

Đến 15h15, toàn bộ 15 thuyền viên bị nạn đã được tàu SAR 412 phối hợp với tàu của lực lượng cảnh sát biển, tàu của hải quân cứu nạn thành công, đang trên đường di chuyển về cầu cảng của trung tâm tại Đà Nẵng.

Chủ tàu đề nghị phía Việt Nam cấp phép cho 1 chuyên cơ được chủ tàu thuê chở theo đại diện chủ tàu, người bảo hiểm thân tàu và P&I của tàu bị nạn, một số bác sĩ chuyên gia về cấp cứu bệnh nhân bị bỏng nặng với mong muốn chuyển nạn nhân bị bỏng nặng về Singapore chữa trị.


Áp dụng hiệu quả Hiệp định đa phương ASEAN về cứu nạn hàng hải, hàng không
 - Ảnh 3.

Đại diện Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và TKCN phát biểu tại hội nghị nói về việc cấp phép cho tàu nước ngoài vào lãnh hải Việt Nam làm nhiệm vụ cứu nạn

Đồng thời, cho 2 tàu kéo của Singapore vào kéo tàu bị cháy về Singapore sửa chữa và điều tra tai nạn.

Ngay sau khi nhận được đề nghị cấp phép cho máy bay và tàu kéo vào Việt Nam để thực hiện hoạt động cứu nạn, cứu hộ, căn cứ theo chức năng nhiệm vụ được giao VIET NAM MRCC đã báo cáo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và Cục Hàng hải Việt Nam để xin ý kiến chỉ đạo.

Qua tình huống giả định, các đại biểu nêu những vướng mắc, thắc mắc về đầu mối tiếp nhận thông tin cứu nạn hàng không, hàng hải, việc cấp phép cho tàu nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ.

Theo Thượng tá Bùi Đắc Kiên (Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn), nếu cấp phép với tàu thuyền quân sự vào hoặc quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam đều do Bộ Quốc phòng tham mưu Thủ tướng Chính phủ cấp phép.

Còn Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và TKCN chỉ tổng hợp các đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ GTVT, Bộ Ngoại giao và UBND các tỉnh, thành phố… về việc cho phương tiện nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam.

Tương ứng với mỗi vùng TKCN do Bộ nào chủ trì thì Bộ đó cấp phép, thông qua Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và TKCN để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.


Áp dụng hiệu quả Hiệp định đa phương ASEAN về cứu nạn hàng hải, hàng không
 - Ảnh 4.

Lực lượng cứu nạn tàu SAR 412 cứu một thuyền viên tàu nước ngoài gặp nạn trên biển

Ông Trần Việt Hà, Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ GTVT) cho biết, sau hội nghị cần rà soát các quy định pháp luật xem cái nào cần sửa đổi, bổ sung, cũng như việc tổ chức, sáp nhập Trung tâm Phối hợp TKCN hàng không, hàng hải theo đề án, tham mưu cấp có thẩm quyền chỉ đạo triển khai.

Theo ông Hà, hoạt động TKCN luôn được Chính phủ và các bộ, ngành hết sức coi trọng vì mục tiêu nhân đạo, bảo đảm an toàn trong các hoạt động hàng hải và hàng không, góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, du lịch, phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu nhân dân.

Thời gian qua, Việt Nam đã tích cực tham gia ký kết và triển khai nhiều điều ước quốc tế trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn như Công ước về Tìm kiếm cứu nạn năm 1979 (Công ước SAR 79), triển khai thực hiện các điều khoản liên quan tới tìm kiếm cứu nạn của Công ước Liên hợp quốc 1982 về Luật Biển, Công ước về hàng không dân dụng quốc tế (Công ước Chicago).

Việc Chính phủ Việt Nam cùng các nước ASEAN ký Hiệp định ASEAN về Hợp tác Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải và Hàng không năm 2022 nhằm phát triển và tăng cường hợp tác tìm kiếm cứu nạn hàng hải và hàng không giữa các nước thành viên ASEAN là một sự bổ sung hết sức quan trọng cho việc nâng cao hiệu quả, sự phối hợp cũng như tính kịp thời của công tác tìm kiếm cứu nạn hàng hải và hàng không trong khu vực ASEAN.

Với vai trò là cơ quan được Chính phủ giao chủ trì thực hiện Hiệp định ASEAN về Hợp tác TKCN, Bộ GTVT dự kiến trong năm 2023 và 2024 sẽ tổ chức các hội nghị tuyên truyền và phổ biến hiệp định, nhằm cung cấp thông tin đầy đủ về hiệp định cũng như tạo ra diễn đàn để các cơ quan hữu quan thảo luận về cơ chế triển khai hiệp định.

Qua đó, có thể áp dụng ngay hiệp định một cách bài bản chuyên nghiệp khi hiệp định có hiệu lực.

Được biết, Hiệp định đa phương ASEAN về TKCN hàng hải, hàng không đã được các quốc gia ASEAN ký chính thức vào ngày 17/10/2022, tại Hội nghị các Bộ trưởng GTVT ASEAN lần thứ 28 (ATM 28).

Tại hội nghị lần này, đại diện Cục Hàng không, Cục Hàng hải đã trình bày Thỏa thuận ASEAN về TKCN hàng không, hàng hải; Tham luận về cơ cấu tổ chức tìm kiếm cứu nạn hàng không và công tác phối hợp, hiệp đồng tìm kiếm cứu nạn hàng không dân dụng.



Tin tức liên quan


Đối tác & Khách hàng

VCC-SHIPPING MANPOWER JSC

© 2024 VCC-SHIPPING. ALL RIGHTS RESERVED.